Sophie nhà mình đã vượt qua bệnh tay chân miệng (TCM) trong vòng 5 ngày với xịt khoáng tươi, kem ẩm baby Viba và nước lá bàng
Ngày 1: Nổi mẩn ngứa nhẹ ở mông
Ngày 2: Sốt, bắt đầu nổi bọng nước, lan ra mông nhiều hơn
Ngày 3: Sốt, vẫn là bọng nước ( cả bọng nước to và nhỏ), lan ra thêm 1 số vùng khác như tay, chân, cổ, miệng ( chỉ lác đác 1 số nốt chứ không nhiều)
Ngày 4: Hết sốt, các nốt bọng nước to se miệng lại, còn 1 số nốt bọng nước nhỏ, con không bị lan thêm ra vùng khác
Ngày 5: Hết sốt, tất cả các nốt bọng nước se miệng, con không bị lan ra vùng khác. Con ăn được, chơi khoẻ, cười nhiều hơn dù miệng vẫn còn hơi đau
Mình đã làm những gì để giúp con vượt qua TCM
1. Ngay khi các nốt mẩn ngứa ban đầu chuyển sang dạng bọng nước mình đoán Sophie bị TCM. Mình bắt đầu tìm hiểu thông tin đầy đủ về TCM, đọc khoảng hơn chục bài của cả các bác sỹ và các mẹ có con bị TCM đã chữa khỏi.
Bệnh TCM 90% không có biến chứng và có thể lặn trong vòng 7-10 ngày. Nếu điều trị đúng ngay từ sớm thì hầu như không để lại di chứng nào cả.
Bệnh TCM là do chủng virut đường ruột gây ra, có nhiều chủng khác nhau, mỗi năm sẽ có 1 chủng ưu thế. Chủng năm nay là chủng EV71, chủng này khá là nặng. Vì là do virut nên bị TCM rồi vẫn có thể bị lại. TCM xảy ra ở tất cả các độ tuổi nhưng phổ biến dưới 5 tuổi, đặc biệt phổ biến nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi
Bị TCM không nhất thiết phải sốt, có bé sốt, có bé không. Nhiều bé chỉ nổi bọng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân. Qua ngày thứ 2 và thứ 3 là có thể biến chứng mà ko hề bị sốt. Phân biệt TCM với Thuỷ đậu. Nếu bị Thuỷ Đậu sẽ không loét miệng. TCM phát hồng ban cả ở miệng, tay chân, mông, toàn thân
Dấu hiệu nhận biết của TCM
Con tiết nước bọt rất nhiều, sốt nhẹ tầm 38-38,5, mọc các nốt có bọng nước trong miệng, tay chân, mông. 90% bệnh TCM sẽ tự khỏi, nó chỉ như nhiễm siêu vi bình thường. Có 10% rất nhỏ TCM chuyển nặng, virut xâm nhập vào não gây ra nhiều di chứng nặng nề
Những dấu hiệu chuyển nặng
Con lừ đừ, bỏ ăn, sốt cao trên 2 ngày trên 39 độ mà rất khó hạ sốt. Cứ cho uống thuốc hạ sốt rồi sau 1-2 tiếng lại sốt cao, thở nhanh hơn bình thường, giật mình chới với tuần suất cao, run tay, nôn ói liên tục, bần thần. Nếu có dấu hiệu chuyển nặng bắt buộc phải đưa vào viện càng sớm càng tốt.
2. Sau khi hiểu về bệnh này, biết Sophie mới đang ở giai đoạn đầu của bệnh, mình để con ở nhà theo dõi và thực hiện các biện pháp sau hỗ trợ con
– Con mọc nốt trong miệng bị đau không ăn được, mình cho con ti sữa mẹ tối đa. Ngoài ra, cho con uống thêm nước, ăn trái cây, cháo loãng. Bản thân mẹ uống nước lá tía tô, uống siro húng chanh, uống nhiều nước để cho con ti
– Da tiếp da với con khi con sốt. Sophie sốt nhẹ tầm 38 độ hoặc hơn 38 độ
– Xịt khoáng tươi vào các nốt bọng nước. Dưỡng chất trong khoáng sẽ chữa lành những tổn thương trên da của con
– Thoa kem ẩm baby của Viba. Trong kem ẩm có hoạt chất Inulin giúp làm dịu da, giảm ngứa nên giúp con thấy dễ chịu, con không hề quấy khóc vì ngứa, chỉ khóc do đau miệng. Inulin cũng giúp da con không bị nhiễm trùng hay bội nhiễm. Cái này cực kỳ quan trọng, nếu các nốt bọng nước vỡ ra rất dễ bị nhiễm trùng gây bội nhiễm chuyển nặng. Kem ẩm baby Viba xử lý điều này cực kỳ tốt. Mình thoa kem ẩm cho con đều đặn 3-4 lần/ ngày. Trộm vía ngày thứ 3 là các nốt đã se miệng lại, con không bị lây lan rộng ra các vùng khác.
– Mình kết hợp tắm cho con bằng nước lá bàng đun cùng chút muối. Một nắm lá bàng đun kỹ với nước và muối. Nước này có thể vừa để tắm vừa bôi vào miệng con nhưng mình ko bôi vào miệng, mình cho con uống nước khoáng tươi. Sau khi tắm xong, lau khô, xịt khoáng tươi, thoa kem ẩm baby
Với những cách trợ giúp đó, Sophie vượt qua TCM nhẹ nhàng sau 5 ngày không cần phải uống thuốc hay vào viện
Thật đúng là vũ trụ muốn mình test luôn chất lượng kem ẩm baby cho chính con của mình. Quá tuyệt vời các mẹ ạ . Chất kem mỏng, thấm nhanh, giúp mềm da, giảm ngứa, bảo vệ da con khỏi nhiễm trùng khi các bọng nước vỡ ra. Mình thoa trong vòng 3 ngày là nốt bọng nước se miệng. Mình sẽ vẫn duy trì thoa hàng ngày cho con
Ngoài cách trên của mình, có thêm một số cách khác mình tìm hiểu được, các mẹ có thể tham khảo thêm dùng cho con
– Lá lốt: lá lốt đun kỹ cũng có thể dùng như lá bàng. Nếu không có lá bàng thì dùng tạm lá lốt. Dùng lá bàng tốt hơn.
– Rau sam: cũng đun kỹ và sử dụng giống lá bàng.
– Lá sài đất: cũng dùng như trên. Nhưng nhược điểm lá sài đất hơi đắng.
– Hương nhu trắng: bổ sung thêm chia sẻ của bác sĩ tiến sĩ Trần Tuấn: nước lá hương nhu trắng , rửa, tắm, chấm vết thương, xúc miệng… làm 2-4 lần/ ngày. Kiểm tra chât lượng nước hương nhu: Xúc miệng thấy hơi cay nhẹ, cảm giác mùi tinh dầu thơm mát trong miệng là được. Còn dự phòng hàng ngày: tắm rửa hoặc lau toàn thân cho trẻ nước hương nhu 2 lần/ tuần; xúc miệng hàng ngày trước khi đi ngủ.
– Nước A của tiến sĩ Nguyễn Văn Khải: pha 1 nước A + 2 nước nóng để còn ấm thì ngâm tắm cho con. Miệng thì bôi nước A. Tay chân chỗ nào có nốt mụn thì bôi thường xuyên
-Trẻ lớn thì ăn đồ mát, lạnh, dễ tiêu. Nước ép trái cây, rau củ. Bổ sung vitamin C, có thể uống nước dừa pha xíu muối ( chất điện giải thiên nhiên cực tốt). Hạn chế hoặc không ăn đồ tanh như tôm, cá, mực vì những thực phẩm này có thể gây ngứa, bé gãi, gây lở loét. Không nên kiêng kị gió, nước hoặc ủ quá kỹ
-Chăm da của con đỡ nhiễm trùng bằng cách tắm xong bôi su bạc rồi phủ lên 1 lớp kem dưỡng ẩm
Bệnh TCM 90% tự khỏi, tuy nhiên nếu biến chứng nặng thì virut xâm nhập vào não nên là các mẹ cẩn thận hỗ trợ con đúng cách ngay từ khi bệnh mới khởi phát nha.
