Mình chia sẻ lại hành trình mình đồng hành cùng con vượt bệnh không dùng thuốc. Mình không khuyến khích mọi người làm theo mình vì nền tảng sức khoẻ mỗi đứa trẻ là khác nhau và người mẹ phải là người hiểu con mình nhất và là người quyết định vấn đề sức khoẻ của con mình dưới sự tham khảo của các bác sĩ

Con mình sốt 2 ngày vào 19/11 và 20/11. Sốt tầm 38 độ hoặc hơn chút, không sốt quá cao. Giống như mọi khi, con sốt 2 ngày là cắt sốt

Đến ngày 21/11 thì chuyển sang đau họng, giọng nói khàn khàn. Ngày 22/11 thì thở rít và thở lõm lồng ngực, không ho và đã cắt sốt, không bỏ bú. Chỉ nói khàn giọng, thở rít cả ngày cả đêm, thở lõm lồng ngực (có video)

Mình khá lo lắng với hiện tượng thở lõm lồng ngực, mình sợ con bị viêm phổi. Tuy nhiên con không ho tí nào, mình đếm nhịp nhở là 30 lần/ phút. Nếu 1 tuổi thì thở lõm 40 lần/ phút mới gọi là thở nhanh.

Mình cẩn thận nhắn cho bố mình là Dược sỹ, nhắn cho bác mình là Bác sỹ. Gửi cả video con thở lõm ngực cho bố và bác xem. Bác bảo thôi cho vào viện theo dõi

Mình gọi chồng về cho con vào bệnh viện Nhi TW. Nhân viên đo luôn nồng độ oxy ở ngón chân thấy ok, sau đó đưa vào bác sỹ khám.

Vào đây bác sỹ khám qua và chỉ định luôn nhập viện để tiêm tĩnh mạch Dexamethason (chứa corticoid) và khí dung Adrenalin. Mình hỏi tại sao bs không xét nghiệm máu và chụp chiếu trước xem cụ thể như nào mà đã phải khí dung và tiêm ngay? Bs kêu liên quan đến thở là phải xử lý ngay không thì nguy hiểm. Con em đang rất khó thở, phải khí dung luôn để giải quyết đường thở cho con đã. Đây là quy trình của bộ y tế rồi có phải các bs tự nghĩ ra đâu. Đã vào đây rồi mà còn không tin bác sỹ????

Đầu mình bắt đầu ong ong. Bs cứ giục chốt đi để làm giấy nhập viện luôn. Mình đồng ý cho bs làm giấy nhập viện rồi mình mang con ra ngoài, bình tĩnh lại rồi đọc lại tất cả những gì bs ghi trong sổ khám bệnh

Bs ghi như sau:

trẻ tỉnh táo, da môi hồng, không phù, không xuất huyết

Đường thở thông thoáng, phổi ral rít 2 thì, khàn tiếng, khó thở

Tim đều, mạch rõ

Tỉnh táo, dấu hiệu màng não (-)

Bụng mềm không chướng, gan lách ko to

Các cơ quan khác chưa phát hiện bất thường

Họng đỏ nhẹ

SP02: 100%

Chẩn đoán: Viêm thanh quản và khí quản cấp

Mình kỳ vọng cho con vào viện để bs khám, xét nghiệm, chụp chiếu xem cụ thể con làm sao? Có nguy hiểm ko?

Nhưng khi đọc những gì bs ghi trong sổ kèm theo con mình ko sốt, ko ho, con vẫn bú mẹ tốt thì tại sao lại phải tiêm tĩnh mạch và khí dung? Bs bảo con đang rất khó thở trong khi mình thấy con vẫn bú tốt, đo chỉ số oxy SP02 100%. Mình không cảm thấy thuyết phục chút nào. Mình muốn mang con đi khám thêm 1 bs khác trước khi quyết định nghe theo chỉ định của bs viện Nhi. Mình bảo chồng không nhập viện, đưa 2 mẹ con đến gặp bs Diện Chẩn

Rất may lúc đó em chồng mình Hoa Anh Đào gửi luôn cho mình mấy ảnh về nội dung giảng viêm đường thở của bác sỹ Ngô Dũng Tuấn giảng viên ĐH Y Hà Nội. Mình được củng cố thêm tinh thần về việc không lạm dụng khí dung và tiêm corticoid khi chưa cần thiết, càng thêm quyết tâm đi gặp bs Diện chẩn Nguyễn Đắc Thảo

Khi gặp bs Thảo, bs nhìn đơn thuốc và nói rằng thuốc Deẽamethason này khá nặng. Con mình tiểu sử chưa phải dùng viên thuốc nào, chưa khi nào sốt cao hơn 39-40 độ, các lần sốt mọc răng hay Thuỷ Đậu đều vượt qua nhẹ nhàng. Vậy mà mới viêm thanh quản và viêm khí quản giai đoạn nhẹ bs đã cho tiêm và khí dung với thuốc nặng như vậy???? Và đây đc bs gọi là quy trình của bộ Y tế

Làm Diện chẩn, bs tác động lên các huyệt, ngày đầu, Sophie ko hợp tác lắm nên bs chỉ dán salonpas lên ngực và lưng con và dán lên mặt mẹ rồi mẹ cho con ti. Làm ngày đầu mà tối về con đỡ thở rít hơn rất nhiều, không còn thở lõm ngực nữa. Dù tiếng thở vẫn rít ra âm thanh nhưng không bị lõm ngực.

Ngày 2, con đã hợp tác nên bs vừa tác động làm ấm các huyệt, vừa dán salonpas lên mặt, lên ngực, lên lưng con. Đồng thời làm cho cả mẹ nữa. làm Diện chẩn ngày 2 xong là thấy đỡ đến 90%. Mình chỉ làm diện chẩn cho con 2 ngày

Sang ngày thứ 3-4 là thở êm ru. Con ăn khoẻ hơn, chơi khoẻ. Tổng từ ngày đầu đến lúc khỏi rơi vào 8-9 ngày.

Vậy là con đã vượt qua được bệnh mà không phải tiêm và khí dung. Kiên nhẫn chờ đợi cơ thể con làm việc chút mới thấy cơ thể con thật tuyệt vời. Sau lần bệnh này, chắc chắn hệ miễn dịch của con sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều. Chồng mình cứ ngắm con rồi lại thốt lên ” thế này mà bs lại định cho nhập viện rồi tiêm, rồi khí dung đây” nghĩ đã thấy thương con rồi

Thật sự là khi đủ tỉnh táo, đủ dữ kiện, tham khảo thêm bs khác ngoài việc răm rắp nghe theo 1 bs thì có thể lựa chọn được một phương án chữa bệnh tốt nhất cho con rồi.

Tổng kết lại, mình đã làm những gì để hỗ trợ con?

– 2 ngày sốt đầu tiên, mình cho con bú mẹ tối đa, dừng hết các công việc, tập trung ôm ấp con, con sốt thì da tiếp da với con

– Mẹ uống nước lá tía tô, táo đỏ, siro để tiết sữa cho con ti. Con cũng uống luôn cùng mẹ

– Theo dõi con liên tục, tìm hiểu về bệnh viêm thanh quản – khí quản – phế quản – phổi. Các giai đoạn tiến triển của bệnh để biết con mình đang ở giai đoạn nào: nhẹ – trung bình – nặng

– Tham khảo người thân có chuyên môn, tham khảo ít nhất 2 bác sỹ, cả bs tây y và bs theo phương pháp tự nhiên như Diện chẩn. Việc này có thể tốn thời gian, công sức nhưng đổi lại là sức khoẻ của con. Con sẽ không phải dùng thuốc oan

– Bệnh con nhẹ thì ưu tiên phương pháp tự nhiên để rèn luyện hệ miễn dịch, như mình lựa chọn Diện chẩn

– Sau 2 ngày dùng Diện chẩn, con hết thở lõm ngực nhưng vẫn có đờm ở cổ nên vẫn khò khè, mình định rửa mũi để loại bỏ đờm nhưng đọc nhiều về rửa mũi thấy ko tốt nên mình lựa chọn kiên trì uống nước lá diếp cá để hỗ trợ long đờm. Cảm ơn bố mẹ chồng mình hàng ngày giã tay diếp cá lọc nước cho con dâu và cháu uống. Nước rau diếp cá hỗ trợ long đờm rất tuyệt vời

Vậy là với việc cho con bú mẹ tối đa, mẹ uống nước lá tía tô, táo đỏ, uống nước lá diếp cá kết hợp Diện chẩn cho cả mẹ và con. Con gái đã vượt qua viêm thanh quản, khí quản mà không phải khí dung hay tiêm thuốc. Thật sự rất biết ơn sữa mẹ, Diện chẩn và những thảo dược tự nhiên đã hỗ trợ con khi bệnh mới ở giai đoạn đầu

Ngày xưa anh Bon 1 tuổi mới sốt có 1 lần. Cô nàng Sophie này mấy ngày nữa mới 1 tuổi mà đã có thâm niên 3 lần sốt mọc răng, 1 lần tay chân miệng, 1 lần viêm thanh quản, khí quản 😂

A Bon ngày xưa mẹ kỹ càng lắm, ăn uống cái gì mẹ cũng vô cùng cẩn thận. Sophie thì xuề xoà hơn, ăn uống linh tinh nên có vẻ hay ốm sốt. Sau lần này mẹ lại phải kỹ càng hơn.

Nuôi con khoẻ là tổng hợp của rất nhiều yếu tố: Ăn uống, vận động, tinh thần và cách điều trị qua những lần con ốm sốt. Nếu ngay từ đầu con mới ho, sổ mũi, hay mấy bệnh lặt vặt nhẹ mà mẹ đã vội vàng dùng thuốc, không tin vào cơ thể con, không đợi hệ miễn dịch của con làm việc thì dần dần tần suất ốm nhiều hơn và lần sau sẽ nặng hơn lần trước.

Leave A Comment